Hồi tháng hai, các nhà khoa học của NASA đã đưa ra một công bố đầy hấp dẫn về việc khám phá ra 7 hành tinh có khả năng sống được quanh một sao lùn đỏ cách chúng ta tương đối gần. Tuy nhiên phân tích mới về hệ TRAPPIST-1 này gợi ý rằng hệ này thường có những vụ bùng nổ từ sao mẹ. Các nhà khoa học cho rằng việc này phủ nhận việc có thêt có sự sống tại đây.

TRAPPIST-1 nằm cách Trái Đất khoảng 39,5 năm ánh sáng. Nó là một sao lùn đỏ lạnh - một sao lùn loại M. Theo những quan sát gần đây nhất của nhiệm vụ K2 thực hiện bởi kính thiên văn không gian Kepler, ngôi sao này liên tục xuất hiện những vụ bủng nổ năng lượng.

Những vụ nổ, hay những quầng lửa của sao được gây ra bởi sự tái kết nối của những dài từ trường trong khí quyển của ngôi sao. Hiện tượng này tạo ra sự giải phóng năng lượng lớn dưới dạng các hạt mang điện.

Hầu hết những vụ bùng nổ này chứa bức xạ X và tử ngoại, nhưng hầu hết những vụ nổ lớn còn phát ra cả ánh sáng biểu kiến.

Các nhà khoa học tại Đài quan sát Konkoly tại Budapest, Hungary đã xác định được 42 vụ bùng phát như vậy chỉ trong 80 ngày quan sát. Vụ lớn nhất trong số 42 vụ này lớn tương đương với vụ bùng phát lớn nhất của Mặt Trời từng ảnh hưởng tới Trái Đất mà loài người từng chứng kiến. Sự kiện Carrington xảy ra hồi năm 1859 đã gây ra cực quang nhiệt đới (cực quang xảy ra ngay tại khu vực nhiệt đới - điều không thể xảy ra trong điều kiện thông thường) và phá hủy hệ thống liên lạc.

Các hành tinh của hệ TRAPPIST-1 nằm gần sao mẹ của chúng hơn nhiều so với khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời, nên chúng chịu tác động mạnh hơn nhiều bởi những bức xạ này.

Trong bài báo của mình, các nhà nghiên cứu cho rằng những quầng lửa của TRAPPIST-1 rất có thể ngăn cản việc phát triển một khí quyển ổn định trên các hành tinh của nó. Không có khí quyển ổn định, không có khả năng cho sự sống.

Bryan
Theo Space Daily

TRAPPIST-1 nằm cách Trái Đất khoảng 39,5 năm ánh sáng. Nó là một sao lùn đỏ lạnh - một sao lùn loại M. Theo những quan sát gần đây nhất của nhiệm vụ K2 thực hiện bởi kính thiên văn không gian Kepler, ngôi sao này liên tục xuất hiện những vụ bủng nổ năng lượng.

Những vụ nổ, hay những quầng lửa của sao được gây ra bởi sự tái kết nối của những dài từ trường trong khí quyển của ngôi sao. Hiện tượng này tạo ra sự giải phóng năng lượng lớn dưới dạng các hạt mang điện.

Hầu hết những vụ bùng nổ này chứa bức xạ X và tử ngoại, nhưng hầu hết những vụ nổ lớn còn phát ra cả ánh sáng biểu kiến.

Các nhà khoa học tại Đài quan sát Konkoly tại Budapest, Hungary đã xác định được 42 vụ bùng phát như vậy chỉ trong 80 ngày quan sát. Vụ lớn nhất trong số 42 vụ này lớn tương đương với vụ bùng phát lớn nhất của Mặt Trời từng ảnh hưởng tới Trái Đất mà loài người từng chứng kiến. Sự kiện Carrington xảy ra hồi năm 1859 đã gây ra cực quang nhiệt đới (cực quang xảy ra ngay tại khu vực nhiệt đới - điều không thể xảy ra trong điều kiện thông thường) và phá hủy hệ thống liên lạc.

Các hành tinh của hệ TRAPPIST-1 nằm gần sao mẹ của chúng hơn nhiều so với khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời, nên chúng chịu tác động mạnh hơn nhiều bởi những bức xạ này.

Trong bài báo của mình, các nhà nghiên cứu cho rằng những quầng lửa của TRAPPIST-1 rất có thể ngăn cản việc phát triển một khí quyển ổn định trên các hành tinh của nó. Không có khí quyển ổn định, không có khả năng cho sự sống.

Bryan
Theo Space Daily