Dù chỉ đứng một mình hay đi theo cặp, các lỗ đen không bao giờ đứng im. Nó không chỉ chuyển động tự quay mà còn chạy xuyên suốt thiên hà chứa nó. Theo nghiên cứu của các nhà vật lý thiên văn tại đại học Brigham Young (BYU), cả 2 chuyện động này tạo ra các dòng phun trào của vật chất và năng lượng mà chúng ta biết tới là các quasar.

Nghiên cứu được công bố trong "Proceedings of the National Academy of Sciences" (Kỉ yếu của viện khoa học quốc gia (Mỹ)) là công trình đầu tiên tính toán nguyên lý của các quasar mà trước tới nay luôn được coi là những nguồn sáng mạnh nhất vũ trụ.
Các dòng phun trào ở các quasar như chúng ta quan sát được gồm khí và các mạnh vụn còn lại của các ngôi sao bị nghiền nát bởi các lỗ đen trong thiên hà.
Một lỗ đen trong thiên hà Centaurus A như chúng ta thấy trong hình trên phóng ra các bức xạ ra xa tới 1 triệu năm ánh sáng.
Lý thuyết về tính chất quay (spin) của lỗ đen đã được sớm đề xuất từ năm 1977. Nghiên cứu mới này khẳng định lại lý thuyết đã có và đồng thời cho thấykhar năng bức xạ của lỗ đen.
Giáo sư Eric Hirschmann tại BYU, đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết bức xạ từ các thiên hà mà chúng ta vẫn gọi là các quasar là do lỗ đen có hai chuyển động đồng thời là sự tự quay và chuyển động trong thiên hà.
Nói cách khác nghiên cứu này cho biết các quasar lớn nhất và sáng nhất vũ trụ có thể đều xuất phát từ các chuyển động của các lỗ đen.

VACA (theo Science Daily)