Một bức ảnh mới của kính thiên văn không gian Hubble tập trung vào lỗ đen với khối lượng gấp 100 triệu lần Mặt Trời tại trung tâm của thiên hà xoắn ốc láng giềng của chúng ta: Andromeda - Một trong số rất ít các thiên hà có thể nhìn thấy bằng mắt thường và là thiên hà lớn duy nhất còn lại trong Cụm Địa Phương.

Đây là hình ảnh rõ nét nhất ở dải sáng biểu kiến từng được chụp tâm của một thiên hà bên ngoài thiên hà của chúng ta.

Chân trời sự kiện, vùng gần tâm của lỗ đen nhất nơi ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra, quá nhỏ để có thể được nhìn thấy, nhưng nó nằm ở ngay gần một quần sao nhỏ các sao xanh ở giữa bức ảnh. Quần sao nhỏ này được bao quanh bởi cái nhân kép của M31 (số thứ tự của Andromeda trong danh mục của Messier), nó được phát hiện bởi kính Hubble vào năm 1992. Nhân kép này thật ra là một vòng elip của các sao già và đỏ chuyển động quĩ đạo quanh lỗ đen ở khoảng cách xa hơn quần sao xanh. Khi các ngôi sao tới điểm xa nhất trên quĩ đạo chúng chuyển động chậm hơn và gây ảo giác rằng đó là một cái nhân thứ hai.

Những sao xanh quanh lỗ đen đều không quá 200 triệu năm tuổi, có lẽ chũng đã được hình thành bởi một vụ nổ đột ngột của vật chất gần lỗ đen. Những ngôi sao xanh với khối lượng lớn có đời sống ngắn và và không đủ thời gian để tới được lỗ đen nếu nó được hình thành tại những nơi khác.

Các nhà thiên văn đang cố tìm hiểu xem các sao trẻ như vậy đã hình thành thế nào và tại sao chúng có thể tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt như thế.

Sự thật là cả ở Milky Way các sao trẻ cũng tồn tại ngay gần lỗ đen khổng lồ tâm thiên hà, điềunayf gợi ý rằng có thể đây là những đặc điểm chung có ở tất cả các thiên hà xoắn.

VACA
(theo Astronomy)