Polychronis Papaderos từ trung tâm vật lý thiên văn của đại học Porto (CAUP), Bồ Đào Nha cùng đồng nghiệp Göran Östlin tại trung tâm Oskar Klein, đại học Stockholm, Thủy Điển đã sử dụng kính thiên văn không gian Hubble để thực hiện các quan sát chi tiết thiên hà I Zw 18. Nghiên cứu của họ dẫn ra kết luận rằng thiên hà lùn xanh này sẽ buộc các nhà thiên văn xem xét lại mô hình hiện tại về sự hình thành thiên hà.

I Zw 18 là một trong những thiên hà lùn được nghiên cứu kĩ nhất vì trong nó xảy ra quá trình tạo sao mạnh mẽ, nó là một trong những thiên hà nghèo nàn nhất các nguyên tố nặng. Kết quả 3 ngày quan sát đã cho các nhà nghiên cứu những dữ liệu rõ nét chưa từng có về thiên hà này.

Phân tích dữ liệu cho thấy có một quầng khí mở rộng ra xung quanh thiên hà và rộng gấp 16 lần thành phần sao của nó. Quầng này là do lượng lớn năng lượng được giải phóng do kết quả của những vụ nổ sao trong thiên hà. Năng lượng này đốt nóng và khuấy động khí lạnh của I Zw 18 và kết quả là sự phát xạ ánh sáng ra mạnh hơn so với ánh sáng từ các sao.

"Đây là một bước đột phá vì nó cung cấp bằng chứng quan sát đầu tiên về việc trong vũ trụ sớm các thiên hà trẻ đã được bao quanh bởi quàng sáng lớn sinh ra do sự phát xạ tinh vân" Papaderos nói "Quầng sáng tinh vân này là kết quả của năng lượng giải phóng ra từ hàng nghìn vụ nổ của các supernova một thời gian ngắn sau khi các ngôi sao nặng hình thành"

Cho đến nay ở các thiên hà xa xôi mà các quan sát không đủ rõ để phân biệt sự phát xạ cuả tinh vân và của sao, các nhà khoa học vẫn tin rằng hầu hết ánh sáng phát ra từ thiên hà là do các sao.

Nghiên cứu này chỉ ra rằng các thiên hà trải qua các vụi nổ sao tương tự như I Zw 18 không tuân theo qui luật này. Kết quả này có thể dẫn tới việc xem xét lại ước tính về số lượng sao trong thiên hà của các nhà thiên văn. Thông thường số sao được ước tính thông qua độ sáng của thiên hà, nhưng nghiên cứu này cho thấy độ sáng của một thiên hà có thể có tới 50% là do ánh sángtuwf các tinh vân.

Một kết quả khác từ nghiên cứu này là việc phân loại thiên hà có thể phải xem xét lại do hình dạng của thiên hà như xoắn, elip được xác định do các kết quả quan sát có thể do sự tồn tại của ánh sáng từ các tinh vân phát xạ.

I Zw 18 là một thiên hà rất trẻ và vì vậy kết quả nghiên cứu cũng cho chúng ta cơ hội hiểu biết hơn về giai đoạn hình thành của thiên hà.

VACA
(theo Astronomy)