Những gì người ta vẫn nghĩ về sao chổi như những thiên thể bất biến rất lạnh và bao phủ bởi băng trong suốt lịch sử từ khi nó được phát hiện đang thay đổi bởi các phân tích ánh sáng từ bụi của sao chổi Wild2.

Một nhóm nghiên cứu do đại học Leicester đứng đầu đã phát hiện ra sắt trong các hạt bụi của Wild2 với sự xuất hiện của gỉ, một bằng chứng cho sự biến đổi vật chất của Wild2 khi ở ngoài không gian. Kết quả này đã được thông báo bởi tiến sĩ John Bridges tại cuộc họp Thiên văn quốc gia tại Manchester vào thứ ba ngày 27 tháng 3 vừa rồi.

Các hạt bụi của Wild2 đã được thu thập bởi vệ tinh Stardust của NASA và đưa về Trái Đất từ năm 2006. Các hạt bụi có vận tốc lên tới 6km/s này được thu lại bởi một chất gọi là aerogel, được tạo thành từ silicon, có tác dụng làm giảm vận tốc của chúng từ 6km/s xuống chỉ còn vào mm.

Từ đó, một nhóm khoa học quốc tế bắt đầu phân tích các mẫu thu được và các vết có dạng củ cà rốt tạo thành do va chạm của các hạt này với aerogel.

Qua kết quả phân tích cấu mẫu này tại Anh mà đặc biệt ở Oxfordshire và đại học Leicester, các nhà khoa học có thể thu được kết quả đầy đủ về thành phần khoáng chất và các đồng vị của các mẫu.

"Tổng khối lượng cấu mẫu thu được từ Wild2 là dưới 1 miligam, vì thế nó là vô cùng quí giá và là một thách thức đáng kể để phân tích" - cho biết của Bridges tại đại học Leicester.

Kết quả phân tích cho thấy Wild2 đã bị bắn phá bởi các hạt trong gió Mặt Trời và thiên thạch siêu nhỏ trong suốt quá trình 4,5 tỷ năm lịch sử của nó. Quá trình này đã phủ lên bề mặt sao chổi một lớp gỉ sắt màu đỏ với kích thước chỉ vài nano mét.

"Đây là bằng chứng khoáng chất đầu tiên về "thời tiết không gian" tác động lên  Wild2 mà đã từng được dự đoán trước đây bằng các phép đo quang phổ" Bridges cho biết "Nó đưa tới thêm một dữ kiện cho câu đố về hiểu biết của chúng ta về đời sống của các sao chổi".

VACA
(theo Space Daily)