Các miệng núi tạo thành do va chạm của các tiểu hành tinh với Trái Đất có thể là một nơi lý tưởng để tìm hiểu về sự sống ngoài Trái Đất, một nghiên cứu mới đây đã gợi ý như vậy. Các vi sinh vật đã được phát hiện nằm sâu trong một vùng ở Mỹ nơi một tiểu hành tinh đã rơi xuống khoảng 35 triệu năm trước.

Các nhà khoa học tin rằng các vi sinh vật này là bằng chứng cho việc các miệng núi do va chạm cung cấp nơi ở cho vi khuẩn, bảo vệ chúng khỏi các hiệu ứng xảy ra do sự biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu hay thậm chí là kỉ băng hà.

Các dạng sống
Nghiên cứu gợi ý rằng các miệng núi như vậy trên Sao Hỏa cũng có thể ẩn giấu sự sống, và nếu khoan sâu xuống thì có thể dẫn đến bằng chứng cho các dạng sống tương tự.

Các nhà nghiên cứu tại đại học Edinburgh đã khoan gần 2km xuống một lỗ thiên thạch lớn trên Trái Đất tại vịnh Chesapeake, Mỹ.

Các mẫu thu được cho thấy sự có mặt không đồng đều của vi khuẩn lan ra trong đá, gợi ý rằng sự biến đổi vẫn tiếp tục sau 35 triệu năm từ lúc va chạm.

Dinh dưỡng cho vi khuẩn
Các nhà khoa học cho biết nhiệt sinh ra khi va chạm đủ để giết chết tất cả các loài sinh vật có mặt. Tuy nhiên, những phần bị vỡ sâu trong đá cho phép nước và các chất dinh dưỡng chảy trong đó và hỗ trợ sự sống tồn tại.

Một số vi sinh vật có thể tồn tại và lớn lên nhờ hấp thụ một số nguyên tố chẳng hạn như sắt trong các lớp đá.

Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Astrobiology (Sinh học thiên văn)

"Những vùng nứt sâu quanh miệng các lỗ va chạm có thể cung cấp nơi ẩn náu an toàn mà tại đó vi sinh vật có thể phát triển trong thời gian dài. Phát hiện của chúng tôi gợi ý rằng các lớp dưới của hố va chạm trên Sao Hỏa có thể là một địa điểm lý tưởng cho việc tìm kiếm bằng chứng của sự sống" - cho biết của giáo sư Charles Cockell tại tại trường Vật lý và Thiên văn học, đứng đầu nhóm nghiên cứu.

VACA
(theo Science Daily)