Thiên hà NGC 4700 được chụp trong bức ảnh của kính thiên văn không gian Hubble của NASA/ESA cho thấy nó là nơi chứa rất nhiều các sao đang trong giai đoạn hình thành mạnh mẽ.

Nhiều vùng mây sáng có màu hồng nhạt trong NGC 4700 được biết tới với cái tên là các vùng H II, nơi bức xạ tử ngoại từ các ngôi sao trẻ và nóng tác động làm khí hydro xung quanh phát sáng. Các cùng H II thường đi liền với các đám mây phân tử lớn sinh ra các sao mới, vì vậy nó làm ion hóa khí xung quanh.

Vào năm 1610, nhà thiên văn học người Pháp Nicolas-Claude Fabri de Peiresc qua kính thiên văn đã lần đầu tiên phát hiện ra một vùng H II, đó chính là tinh vân Orion, có vị trí tương đối gần Hệ Mặt Trời của chúng ta trong thiên hà.

Các nhà thiên văn nghiên cứu những vùng như vậy xuyên suốt Milky Way và những vùng có thể dễ dàng nhìn thấy ở các thiên hà khác để đánh giá thành phần hóa học và vai trò của nó trong môi trường vũ trụ tới sự hình thành các ngôi sao.

NGC 4700 là một thiên hà được phát hiện năm 1876 bởi nhà thiên văn học người Anh William Herschel, ông đã coi nó là một "tinh vân rất mờ". Trên bầu trời, nó có vị trí trong chòm sao Virgo (Trinh nữ), nó là một thiên hà xoắn ốc với cấu trúc tương tự Milky Way của chúng ta. Thiên hà này cách chúng ta khoảng 50 triệu năm ánh sáng và đang di chuyển ra xa với vận tốc khoảng 1400km/s theo sự giãn nở của vũ trụ.

VACA
Theo Space Daily