Từ trường của các sao lùn đỏ có thể tấn công các hành tinh xung quanh như Trái Đất, để lại sự sống vốn rất dễ bị tổn thương phơi ra dưới các bức xạ từ không gian.

Sao lùn đỏ là loại sao phổ biến nhất, chiếm khoảng 75 phần trăm các ngôi sao trong thiên hà của chúng ta. Chúng nhỏ hơn nhiều và nhẹ hơn nhiều Mặt Trời của chúng ta và, vì lý do đó, chúng tối hơn nhiều. Nếu các hành tinh được tìm thấy quanh các ngôi sao đó, với số lượng các sao lùn đỏ, sự sống có thể là phổ biến. Nhưng một nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Aline Vidotto của Đại học St Andrews ở Scotland đã nghi ngờ về quan niệm này. Công việc của họ cho thấy từ trường của sao lùn đỏ có thể nén xuống những hành tinh xung quanh được tìm thấy giống Trái Đất, để lại sự sống dễ tổn thương dưới các bức xạ từ không gian.

Vì ánh sáng yếu ớt của chúng, ngay cả những hành tinh nhỏ trong quỹ đạo xung quanh ngôi sao lùn đỏ ngăn một lượng đáng kể ánh sáng nếu chúng đi qua giữa các ngôi sao và Trái Đất. Khối lượng thấp của các ngôi sao cũng có nghĩa là lực hấp dẫn của một hành tinh cỡ Trái Đất đủ để làm ngôi sao của nó rung động khi di chuyển xung quanh nó. Chuyển động này dẫn đến sự dao động trong các vạch quang phổ của ngôi sao có thể được phát hiện bằng kính thiên văn trên Trái Đất.

Sao lùn đỏ mát hơn mặt trời, vì vậy cái gọi là vùng sống được hoặc vùng "Goldilocks", nơi sự sống có thể phát triển gần hơn nhiều so với trong Hệ Mặt Trời của chúng ta. Các hành tinh trong vùng Goldilocks chỉ đang ở nhiệt độ thích hợp cho nước ở dạng lỏng được tìm thấy trên bề mặt của chúng. Tất cả điều này làm ngôi sao lùn đỏ là mục tiêu hàng đầu trong việc tìm kiếm các hành tinh giống như Trái Đất ở những nơi khác trong thiên hà. Nhưng có những yếu tố quan trọng khác để một hành tinh là nơi lý tưởng để sống, chẳng hạn như một tầng khí quyển đủ dày.

Qua hàng tỉ năm, tác động của các hạt mang điện tích từ không gian có thể làm xói mòn khí quyển của hành tinh. Hành tinh có từ trường tương đối mạnh như Trái Đất sẽ làm chệch hướng những hạt này, ít nhất là trong khu vực xung quanh được gọi là từ quyển, thêm vào một lớp bảo vệ cho khí quyển của chúng và làm chúng phù hợp hơn cho việc hình thành và phát triển của sự sống.

Một tỷ lệ lớn các hạt bay đến một hành tinh có nguồn gốc từ "gió sao" thổi ra. Áp lực của các hạt đẩy ngược lại so với từ quyển của hành tinh, vì vậy khi gió sao mạnh, nó ép chặt lá chắn từ trường này. Trong trường hợp của Trái Đất, từ quyển bình thường trải dài khoảng 43.000 dặm (70.000 km).

Đặc biệt là khi chúng tương đối trẻ, bản thân những ngôi sao lùn đỏ có từ trường mạnh, với khoảng một chục lần được nhìn thấy trực tiếp trong những năm gần đây. Đây có thể có một hiệu ứng rất khác nhau trên những hành tinh quay quanh. Vidotto và nhóm của bà đã phát hiện ra rằng áp lực của các từ trường này có thể đủ mạnh để thổi từ quyển của hành tinh làm cho khí quyển của chúng bị tước đi hoàn toàn theo thời gian, dẫn đến hệ quả những thế giới này không thể sống được.

Nghiên cứu mới cho thấy rằng nếu Trái Đất trên quỹ đạo ở các cạnh bên trong vùng Goldilocks của một ngôi sao lùn đỏ trẻ, tương đương với cách thức mà nó quay quanh Mặt Trời, từ quyển của nó sẽ trải dài không quá 22.000 dặm (35.000 km) và thậm chí có thể bị nghiền nát vào bề mặt của hành tinh. Để có môi trường tốt cho sự phát triển của sự sống, Trái Đất cũng như các hành tinh quay quanh sao lùn đỏ sẽ cần từ trường vừa mạnh hoặc xa hơn đáng kể từ các ngôi sao của chúng, trong trường hợp đó chúng có thể quá lạnh đối với nước ở dạng lỏng.

Cùng với tuổi của các ngôi sao, từ trường của chúng yếu đi, tạo ra thời gian nghỉ cho các hành tinh nào trong quỹ đạo xung quanh nó. Tốc độ quay khi đó sẽ là một yếu tố quan trọng trong việc khí quyển của hành tinh tồn tại như thế nào. Nhưng một cách để  tìm kiếm những đối tượng này là đo tốc độ quay các ngôi sao của chúng, mà nó cũng suy giảm theo tuổi.

"Công việc của chúng tôi cho thấy rằng ngôi sao lùn đỏ với thời gian quay lớn hơn khoảng một đến vài tháng sẽ có từ trường nén từ quyển của một hành tinh tương tự Trái Đất trong vùng sống được của một ngôi sao," Vidotto nói . "Các nhà thiên văn sẽ phải tính đến điều này trong việc tìm kiếm sự sống - điều kiện để sống được trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với chúng ta từng nghĩ."

Mai Phương (VACA)

Theo Astronomy