Một nhóm các nhà thiên văn học tại Đại học Anitoquia, Medellin, Colombia, đã phát hiện ra một nghĩa địa của các sao chổi. Các nhà nghiên cứu, đứng đầu bởi Giáo sư thiên văn học Ignacio Ferrin của đại học Anitoquia, mô tả một số đối tượng này, không hoạt động trong hàng triệu năm, đã hoạt động trở lại khiến họ đặt tên cho nhóm đối tượng này là "sao chổi Lazarus" (ý chỉ là sao chổi có thể tái hoạt động sau khi bị mắc lại ở đâu đó).

Nhóm nghiên cứu công bố kết quả của họ trên tạp chí Đại học Oxford ra hàng tháng của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia.

Sao chổi nằm trong số những đối tượng nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời, thường có kích thước khoảng vài km và là hỗn hợp của đá và băng. Nếu chúng đến gần Mặt trời thì lúc đó băng sẽ bị đốt nóng trở thành dạng khí, trước khi bị thổi ngược ra sau bởi gió Mặt Trời để tạo thành cái đuôi khí và bụi đặc trưng.

Hầu hết các sao chổi quan sát được có quỹ  đạo elip rất dẹt, có nghĩa là chúng hiếm khi đến gần Mặt Trời. Một số trong chúng là các sao chổi có chu kì dài mất hàng ngàn năm để hoàn tất quỹ đạo xung quanh ngôi sao gần nhất của chúng ta. Ngoài ra còn có một số lượng khoảng 500 sao chổi chu kì ngắn, được tạo ra khi các sao chổi chu kì dài đi qua gần Sao Mộc và bị lệch quỹ đạo mà kết quả là chu kì của chúng chỉ còn từ 3 đến 200 năm. Mặc dù là sự kiện hiếm thấy, sao chổi thỉnh thoảng cũng va chạm với Trái Đất và có thể đã giúp đưa nước tới hành tinh của chúng ta.

Nghiên cứu mới xem xét khu vực thứ ba và riêng biệt của Hệ Mặt Trời, vành đai tiểu hành tinh chính nằm giữa quỹ đạo của Sao Hỏa và Sao Mộc. Thể tích không gian này chứa hơn 1 triệu thiên thể khác nhau, có kích thước từ 1 m đến 800 km. Cách giải thích truyền thống đối với các tiểu hành tinh là chúng là những mảnh vụn của một hành tinh không bao giờ được hình thành, khi sự chuyển động của các bộ phận đã bị nhiễu loạn bởi trường hấp dẫn mạnh của Sao Mộc.

Trong thập kỷ trước, 12 sao chổi hoạt động đã được phát hiện trong khu vực vành đai tiểu hành tinh chính. Đây là một điều bất ngờ và đội Medellin đặt ra để điều tra nguồn gốc của chúng. Nhóm nghiên cứu, bao gồm Giáo sư Ferrin và các đồng nghiệp là giáo sư Jorge Zuluaga và Pablo Cuartas, nghĩ rằng bây giờ họ đã có một lời giải thích.

"Chúng tôi đã tìm thấy một nghĩa địa của các sao chổi," Giáo sư Ferrin thốt lên. Ông nói thêm: "Hãy tưởng tượng tất cả các tiểu hành tinh đi xung quanh Mặt Trời vĩnh viễn, không có dấu hiệu của sự hoạt động. Chúng tôi đã phát hiện ra rằng một số trong các đối tượng này xét cho cùng không phải là những khối đá chết, mà là những sao chổi không hoạt động và có thể sống lại nếu năng lượng chúng nhận được từ Mặt Trời tăng thêm một vài phần trăm. "

Thật đáng ngạc nhiên, điều này có thể thỏa mãn khá dễ dàng, khi quỹ đạo của nhiều đối tượng trong vành đai tiểu hành tinh được đẩy nhẹ bởi lực hấp dẫn của Sao Mộc. Hình dạng của quỹ đạo của chúng sau đó có thể thay đổi, dẫn đến sự giảm khoảng cách tối thiểu giữa các đối tượng đó và Mặt Trời (điểm cận nhật) và nhiệt độ trung bình tăng nhẹ.

Theo cách giải thích này, hàng triệu năm trước, vành đai chính là nơi cư trú của hàng ngàn sao chổi hoạt động. Các đối tượng này già đi và các hoạt động cũng giảm xuống. Những gì mà chúng ta thấy hôm nay là hoạt động còn lại của quá khứ huy hoàng. Mười hai trong số những khối đá đó là các sao chổi thực sự được trẻ lại sau khi khoảng cách tối thiểu đến Mặt Trời đã giảm một chút. Một ít năng lượng chúng nhận được thêm từ Mặt Trời sau đó đủ để hồi sinh chúng từ nghĩa địa.

Giáo sư Ferrin mô tả 12 sao chổi hoạt động. "Những đối tượng này là các "sao chổi Lazarus", sống lại sau khi ngừng hoạt động trong hàng ngàn hoặc thậm chí hàng triệu năm. Có khả năng một đối tượng bất kỳ trong hàng ngàn hàng xóm yên lặng của chúng có thể làm điều tương tự."

Gia Linh (VACA)
Theo Science Daily