Ngay lúc này, một đám mây khí có số phận bi thảm đang đến gần chưa từng thấy biên của một lỗ đen siêu nặng, ở trung tâm thiên hà Milky Way của chúng ta. Các lỗ đen “ăn” khí và bụi mọi lúc, nhưng các nhà thiên văn học hiếm khi được thấy tận mắt bữa ăn của nó.

 

Daryl Haggard từ trường đại học Northwestern đã theo dõi tỉ mỉ một đám mây nhỏ được đặt tên là G2 và lỗ đen Sgr A, nhiệm vụ của cuộc nghiên cứu là giúp giải quyết một trong những câu hỏi nổi bật xung quanh lỗ đen: Chính xác là bằng cách nào mà chúng đạt được kích thước để trở thành một lỗ đen siêu nặng?

Haggard thảo luận về dữ liệu mới nhất của mình tại một cuộc họp báo, “Những tiến bộ trong vật lý thiên văn”, được tổ chức lúc 11 giờ sáng Chủ nhật ngày 6 tháng 4 theo giờ EDT, tại phòng Gwinnett của trung tâm hội nghị quốc tế Savannah. Cuộc họp báo là một phần cuộc gặp mặt tháng 4 của Hội Vật lý Mỹ (APS) tại Savannah, Georgia.

Sự tiếp cận gần nhất giữa lỗ đen và đám mây khí được dự đoán là có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Haggard đã sử dụng hai đài quan sát cấp thế giới, đài quan sát Chandra X-ray và Tổ hợp kính cực lớn, để thu thập dữ liệu về cuộc gặp gỡ có khả năng rất ngoạn mục này.

“Quan sát gần đây nhất từ Chandra của chúng tôi không cho thấy sự phát xạ tăng cường của tia X”, Haggard nói. “Theo những tiến triển của tia X, đám mây khí đã tới muộn bữa tiệc này, nhưng nó vẫn được nhìn thấy dù G2 là một màn trình diễn muộn màng."

Tại cuộc họp của APS, Haggard cũng đã chuẩn bị một bài giới thiệu “Tin nóng từ lỗ đen trung tâm của Milky Way”, như một phần của buổi họp “Chủ đề nóng trong Vật lý thiên văn” diễn ra từ 3 giờ 30 phút đến 5 giờ 18 phút chiều Chủ nhật ngày 6 tháng 4 theo giờ EDT, ở Chatham Ballroom C của trung tâm hội nghị

“Công việc này hấp dẫn vì nó sẽ chỉ cho chúng ta về sự phát triển và sự bồi đắp của các lỗ đen siêu nặng” Haggard nói. Một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại trung tâm liên ngành khảo sát và nghiên cứu Vật lý thiên văn Northwestern (CIERA) cho biết “Chúng tôi biết chúng rất lớn, và chúng tôi biết chúng ở ngoài đó – với một số lượng lớn – nhưng chúng tôi không chắc một cách chi tiết bằng cách nào chúng đạt được khối lượng như vậy”

“Chúng phát triển nhanh chóng thời kỳ đầu hình thành, như những đứa trẻ của chúng ta, hay chúng lớn lên bằng nhiều đợt và những công cuộc bắt đầu, bất cứ khi nào nguyên liệu có sẵn? Theo dõi cuộc chạm trán giữa Sgr A và G2, chúng ta có thể bắt gặp một lỗ đen siêu nặng đang chộp lấy bữa ăn tiếp theo của mình” bà nói.

Trong bài trình bày của mình, Haggard sẽ cho thấy dữ liệu gần đây từ Chandra X-ray và VLA (sóng vô tuyến), trong đó có phần loe rộng nhất từng thấy từ Sgr A

“Sgr A và sao neutron từ mới được khám phá là SGR J1745-29, xuất hiện trong quĩ đạo xung quanh lỗ đen, hé lộ nhiều điều thú vị về khoa học ” Haggard nói.

“Chúng tôi đã phát hiện sự bùng phát tia X từ Sgr A và những dữ liệu thu thập được khiến chúng tôi phải xem xét lại toàn bộ những hiểu biết của mình về những sao neutron ở trung tâm của thiên hà”

Ngọc Ánh (VACA)

Theo Spacedaily