Các chi tiết đáng chú ý của Charon - vệ tinh lớn nhất của Pluto - đã được hé lộ trong bức hình mới này do Máy ghi hình thăm dò cự ly dài (LORRI) của tàu không gian New Horizons ghi lại hôm 13 tháng 7 năm 2015 từ khoảng cách 466.000 km.

 

 

Một dải vách đá trải dài khoảng 1.000km từ trái sang phải của tấm hình, được cho là một khe nứt rộng trên bề mặt Pluto, kết quả của các quá trình địa chấn. Ở phía trên bên phải, ngay chỗ dọc theo phần cong của thiên thể là một hẻm núi có độ sâu ước tính từ 7 đến 9 km.

Các nhà khoa học ngạc nhiên khi nhận thấy có ít hố thiên thạch trên thiên thể này. Điều này cho thấy bề mặt của nó mới được định hình bởi các hoạt động địa chấn cách đây chưa lâu.

Phần tối ở phía cực Bắc của Charon là một vùng rộng với ranh giới rõ rệt, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn cần đợi thêm các hình ảnh phân giải cao để xác định chính xác các đặc điểm của khu vực này.



Hình ảnh này đã được nén lại để giảm dung lượng khi gửi về Trái Đất. Tại các vùng có độ tương phản cao trên bức hình, các nhà khoa học có thể phân biệt được các chi tiết có độ dài 5km trên bề mặt Charon.

VACA
Theo Space Daily