Tinh vân Coalsack cách chúng ta khoảng 600 năm ánh sáng trong chòm sao Crux. Nó là một vùng tối sẫm nổi bật so với ánh sáng xung quanh của các sao trong Milky Way. Chính vì vậy, mọi người ở Nam bán cầu đều biết đến tinh vân này từ rất lâu.

Nhà thám hiểm Vicente Yanez Pinzon, người Tây Ban Nha là người đầu tiên thông báo với châu Âu về sự tồn tại của tinh vân Coalsack năm 1499. Coalsack sau đó đã được gọi với biệt hiệu là "Mây Magellan đen" (Black Magellanic Cloud), bởi nó rất tối, đối lập với ánh sáng rực rỡ của 2 đám mây Magellan – hai thiên hà vệ tinh của Milky Way. Hai thiên hà sáng này có thể thấy rõ ở bầu trời Nam bán cầu và trở thành sự chú ý của những người châu Âu trong suốt các cuộc thám hiểm của Ferdinand Magellan ở thế kỷ 16.

Tuy nhiên, Coalsack không phải là một thiên hà. Như các tinh vân tối khác, nó thực sự là một đám mây bụi dày đặc giữa các sao, và cản hầu hết ánh sáng của nền sao đối với người quan sát.

Một lượng đáng kể các hạt bụi trong tinh vân tối được bao bởi nước đóng băng, Nitrogen, Carbon monoxide và các phân tử hữu cơ đơn giản khác. Kết quả là các hạt hầu như cản ánh sáng nhìn thấy đi đám mây vũ trụ này.

Để xác định độ tối của Coalsack, năm 1970, nhà thiên văn học Phần Lan là Kalevi Mattila đã công bố một nghiên cứu ước tính rằng độ sáng của Coalsack chỉ bằng khoảng 10% độ sáng bao quanh Milky Way.

Một chút ánh sáng của các ngôi sao phía sau vẫn lọt qua được Coalsack, như chúng ta có thể thấy trong hình ảnh mới chụp được của ESO hay của các đài quan sát được trang bị những kính thiên văn hiện đại.

Chút ánh sáng đi qua được tinh vân cũng không thể không đổi khi đi từ bên này tới bên kia của nó. Ánh sáng chúng ta thấy trong hình ảnh này đỏ hơn trước khi nó đi qua. Điều này là bởi bụi trong tinh vân tối hấp thụ và tán xạ ánh sáng xanh từ các sao nhiều hơn ánh sáng đỏ, nên ánh sáng ra ngoài mang nhiều màu đỏ hơn.

Hàng triệu năm sắp tới, những ngày “đen tối” của Coalsack sẽ kết thúc. Đám mây giữa các sao dày đặc như Coalsack chứa rất nhiều bụi và khí – nguyên liệu cho các sao mới. Khi vật chất trong Coalsack hợp nhất lại dưới tác dụng của lực hấp dẫn, các ngôi sao cuối cùng cũng sáng lên, và đólà lúc "mỏ than" Coalsack sẽ “cháy sáng”.

Ngọc Ánh
(VACA)

Theo Space Daily