Các nhà nghiên cứu đã tìm ra rằng các thiên hà tạo sao với tốc độ cực cao vào khoảng 9 tỷ năm trước với hiệu suất hơn hơn nhiều so với các thiên hà thông thường ngày nay.

Phần lớn các sao được cho là đều nằm trên "dãy chính" (của biểu đồ quang phổ H-R), khối lượng một thiên hà càng lớn thì khả năng tạo ra sao mới càng cao. Tuy nhiên, đôi lúc trong một thiên hà sẽ xảy ra một sự bùng nổ của các sao mới phát sáng mạnh hơn các sao còn lại. Nguyên nhân cho giai đoạn bùng nổ này thường do sự va chạm giữa hai thiên hà lớn, khi khí lạnh trong các đám mây phân tử khổng lồ trở thành nhiên liệu duy trì tốc độ tạo thành sao của thiên hà ở mức cao.

Câu hỏi các nhà thiên văn vẫn đang đặt ra là liệu sự bùng nổ này là kết quả của việc lượng khí được cung cấp quá lớn, hay do các thiên hà đã chuyển hóa lượng khí đó một cách hiệu quả hơn.

Một nghiên cứu mới của John Silverman tại Viện vật lý và toán học vũ trụ Kavli được đăng trên tờ Astrophysical Journal Letters ngày 14 tháng 10 đã cho thấy khí carbon monoxide (CO) trong 7 thiên hà đang bùng nổ tạo sao ở cách rất xa, khi vũ trụ mới 4 tỷ năm tuổi. Điều này có thể thực hiện được nhờ có hệ thống kính ALMA, nằm trên đỉnh một cao nguyên tại Chile, hoạt động theo quy luật để xác định sóng điện từ với bước sóng milimet (then chốt trong nghiên cứu khí phân tử) và một độ nhạy mới bắt đầu được các nhà thiên văn tìm hiểu ngày nay.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy một lượng khí CO đã giảm đi đáng kể mặc dù thiên hà vẫn đang tạo sao ở tốc độ cao. Hiện tượng này khá giống với các vụ bùng nổ sao gần Trái Đất ngày nay, nhưng lượng khí tiêu hao đi không nhanh như đã dự đoán trước. Điều này dẫn các nhà nghiên cứu đến kết luận có thể có một sự tăng liên tục trong khả năng tạo sao tùy thuộc vào tỷ lệ sao được tạo thành phía trên dãy chính.

Tuấn Phong (VACA)
Theo Science Daily