Các nhà vật lý thiên văn tại Đại học Toronto đã khám phá ra một cuộc đối đầu ở khoảng cách gần với Sao Mộc cách đây khoảng 4 tỷ năm có thể đã dẫn đến việc một hành tinh khác bị đẩy ra hoàn toàn khỏi Hệ Mặt Trời.

 

 


Sự tồn tại của hành tinh khí khổng lồ thứ năm vào thời điểm Hệ Mặt Trời hình thành - cùng với Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương - đã được đề xuất từ năm 2011. Nhưng có thực nó tồn tại? Tại sao nó bị đẩy ra?

Trong nhiều năm, các nhà khoa học đã nghi ngờ rằng việc đẩy hành tinh này ra là do Sao Mộc hoặc Sao Thổ.

"Bằng chứng của chúng tôi tập trung vào Sao Mộc," Ryan Cloutier, nghiên cứu sinh tiến sĩ Khoa Thiên văn học và Vật lý thiên văn Đại học Toronto đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu đã công bố cho biết.

Sự giải phóng hành tinh xảy ra là kết quả của việc gặp gỡ quá gần của các hành tinh, gây ra sự gia tốc quá lớn đối với một trong số đó khiến nó thắng được lực hấp dẫn từ Mặt Trời.

Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây đề xuất rằng các hành tinh khổng lồ có thể đẩy một hành tinh khác đã không xem xét đến hiệu ứng của những cuộc tiếp cận này tác động lên các thiên thể nhỏ như các vệ tinh đã được biết tới của các hành tinh lớn, và quĩ đạo của chúng.

Vậy nên Cloutier cùng các cộng sự của ông hướng chú ý vào các vệ tinh và quĩ đạo, phát triển các mô phỏng máy tính dựa trên quĩ đại hiện tại của Callisto và Iapetus, các vệ tinh thông thường của Sao Mộc và Sao Thổ.

Qua đó họ đo khả năng mà mỗi vệ tinh thay đổi quĩ đạo khi hành tinh mẹ của nó đẩy một hành tinh giả định, một sự kiện gây ra sự xáo trộn nhất định trong quĩ đạo ban đầu của mỗi vệ tinh.

"Cuối cùng, chúng tôi tìm ra rằng Sao Mộc có khả năng đẩy hành tinh khổng lồ thứ năm trong khi giữ lại một vệ tinh với quĩ đạo của Callisto," Cloutier cho biết, "Mặt khác, rất khó cho điều này xảy ra với Sao Thổ vì Iapetus như vậy sẽ không phù hợp để dung hòa với quĩ đạo hiện tại của nó."

Bryan (VACA)
Theo Space Daily